Oct 29, 2010

Ubuntu 10.10 chính thức ra mắt

Sau nhiều tháng chờ đợi, cuối cùng phiên bản thứ 13 của Ubuntu, hệ điều hành mã nguồn mở trên nền Linux nổi tiếng, cũng đã chính thức ra mắt.
Với tên mã Maverick Meerkat, Ubuntu 10.10 có quá trình xây dựng qua 3 bản Alpha, 1 bản Beta và 1 bản RC. Nhiều tính năng mới đã được thử nghiệm liên tục, và dần đi đến ổn định. Người dùng có thể dễ dàng nhận thấy những thay đổi của Ubuntu 10.10 so với Ubuntu 10.04, cả về hình thức lẫn tính năng, ứng dụng.

Ubuntu 10.10 chính thức sử dụng nhân Linux 2.6.35 và môi trường desktop GNOME 2.32.0. Một số phần mềm mặc định đáng chú ý khác như trình duyệt Firefox 3.6.10, trình bittorrent Transmission 2.04, bộ ứng dụng văn phòng OpenOffice.org 3.2.1.
Những ứng dụng mới và được cập nhật

Các nhà phát triển Ubuntu luôn muốn mang những ứng dụng miễn phí tốt nhất vào Ubuntu. Đã có sự thay đổi các ứng dụng mặc định, cập nhật phiên bản mới hơn hoặc thay thế hẳn bằng ứng dụng khác.
  • Ứng dụng email mặc định Evolution được cập nhật và tối ưu, giúp nó chạy nhanh hơn so với phiên bản có mặt trên Ubuntu 10.04.
  • Shotwell đã thay thể F-Spot ở vị trí ứng dụng quản lí ảnh mặc định của Ubuntu, người dùng sẽ có được sự nhanh chóng, gọn gàng hơn trong việc sắp xếp, quản lí và sửa chữa hình ảnh trong bộ sưu tập của mình.
  • Ứng dụng mạng xã hội Gwibber được cập nhật, hỗ trợ đăng nhập an toàn cho Twitter.
  • Hệ thống menu Sound được tối ưu mạnh mẽ với bản điều khiển chơi nhạc và theo dõi thông tin dữ liệu đến từ Rhythmbox.
Ubuntu Software Centre

Một trong những nâng cấp nổi bật trong Meerkat chính là Ubuntu Software Centre. Những bổ sung đáng chú ý bao gồm: trình diễn tính năng của ứng dụng, cải tiến trong bố trí, tăng cường cho giao diện tổng thể và "Where is it?", tính năng cho phép theo dõi vị trí của ứng dụng sau khi cài. Software Centre của Ubuntu đã đưa ra tiêu chuẩn cho gói cài đặt phần mềm thân thiện trên môi trường Linux.
Ubuntu Software Centre cũng là nơi bạn tha hồ lựa chọn ứng dụng theo sở thích và công việc của mình. Chọn Google Chrome để duyệt web thay cho Firefox, chọn ứng dụng để nghe nhạc, chơi game, học tập,...

Với Software Centre, Ubuntu giờ đây giống như iPhone, bạn có thể dễ dàng chọn ứng dụng mình cần.
Ubuntu One

Dịch vụ lưu trữ theo mô hình điện toán đám mây của Ubuntu giúp bạn dễ dàng đồng bộ dữ liệu của mình và truy cập nó từ bất cứ nơi đâu; đồng bộ văn bản, tài liệu giữa máy tính với thiết bị di động. Chia sẻ dữ liệu an toàn, tin cậy với bạn bè, đồng nghiệp.
Ubuntu One giờ đây tương thích tốt hơn với Nautilus, cho phép xuất bản thư mục, tập tin. Rhythmbox cũng có thể chia sẻ liên kết âm nhạc trong Ubuntu One Music Store thông qua nút "share this".
Hình nền và Theme

Theme mặc định của Ubuntu đã được làm mới, cách phối màu mới làm nổi bật các biểu tượng và trình đơn. Ubuntu 10.10 cũng đã có Font Family mới.
Những thay đổi trong phiên bản Ubuntu Netbook

Ngoài những đặc điểm kể trên, phiên bản Ubuntu dành cho Netbook còn có những cải tiến khác.
Ubuntu 10.10 Netbook Edition có giao diện Unity hoàn toàn mới, được thiết kế đặc biệt cho thiết bị có màn hình nhỏ. Một trình đơn chung nằm phía trên desktop (dễ liên tưởng đến Mac OS X) thay thế trình đơn chuẩn trong hầu hết các ứng dụng.

Evolution cũng hiển thị ở chế độ đặc biệt phù hợp với kích thước màn hình của thiết bị.

Hiện tại Ubuntu 10.10 hỗ trợ phiên bản dành cho máy để bàn, netbook và máy chủ. Quá trình xây dựng và phát triển Maverick Meerkat đã kết thúc tốt đẹp. Hãy sẵn sàng trải nghiệm phiên bản mới nhất của hệ điều hành mã nguồn mở thân thiện Ubuntu.
Theo TTCN

Oct 25, 2010

PHÁT HIỆN VÀ CHỐNG XÂM NHẬP TRÁI PHÉP SỬ DỤNG SNORT


  • Giới thiệu Snort
    • Sniffer mode
    • Packet Logger mode
    • Network Instrution Detection System (NIDS)
    • Inline mode
  • Cài đặt, cấu hình Snort
    • Preprocessor
    • Output modules
  • Cấu trúc luật của Snort
    • Rule header
Rule option

  • Mode hoạt động của Snort
·         Sniffer mode: hiển thị thông tin về các packet đang di chuyển trong mạng trên màn hình console.
·         Packet Logger mode: log lại tình trạng các packet vào đĩa cứng.
·         Network Instrution Detection System (NIDS): mode hoạt động đầy đủ và phức tạp nhất.
·         Inline mode: can thiệp vào packet từ khi packet mới được chuyển vào iptables, cho phép hủy bỏ packet từ trong iptables.

Sniffer Mode

  • Hiển thị thông tin header của packet:
§  snort -v
  • Hiển thị thông tin ứng dụng đang phát sinh packet:
§  snort –v -d
  • Header của tầng datalink:
§  snort –vde
                     snort –v –d –e

Packet Logger Mode

  • Lưu thông tin xuống file:
·         snort –dev –l [filename]
  • Lưu thông tin ở dạng binary:
·         snort –l [filename] -b
  • Đọc ngược thông tin từ file binary:
·         snort –dv –r [filename]
·         snort –dv –r [filename] icmp

Network Instrution Detection System

  • Mode hoạt động phức tạp nhất, nhiều option nhất.
  • Bắt buộc phải chỉ ra file luật dùng để hoạt động (option -c)‏
·         snort –u snort –g snort –d –D –c /etc/snort
  • Mặc định của mode này là cảnh báo full alert và log lại packet theo dạng ASCII.

Inline Mode

  • Biên dịch hỗ trợ inline mode:
·         ./configure –enable-inline
  • Có 3 loại luật được sử dụng ở mode inline:
·         drop: iptables sẽ bỏ qua packet và log lại sự kiện này.
·         reject: iptables sẽ bỏ qua packet, log lại sự kiện, và thông báo đến máy tính rằng packet này sẽ không đến nơi.
·         sdrop: iptables sẽ bỏ qua packet, không thông báo đến máy đích và cũng không log lại sự kiện.
  • snort_inline –QDc ../etc/drop.conf –l /var/log/snort

Cài đặt

  • ./configure
  • make
  • make install
  • Để hoạt động ở mode NIDS cần có tập luật: snortrules.tar.gz.
  • tar –xzvf snortrules.tar.gz  -C /etc/snort
  • Sửa file /etc/snort/snort.conf

Cấu hình Snort

  • preprocessor: kiểm tra packet ngay sau khi packet được giải mã. Preprocessor được thực hiện trước tất cả các luật tìm kiếm, phát hiện khác.
·         preprocessor <name>:<option>
  • output module: linh hoạt trong việc định dạng thông báo đến người sử dụng
output <name>:<options>

  • Preprocessor:
·         Stream4
·         sfPortscan
·         Performance Monitor
·         ASN.1 Detection
  • Output modules:
·         alert_syslog
·         alert_fast
·         alert_full
·         log_tcpdump
·         csv

Cấu trúc luật của Snort

  • Rule header: rule action, protocol, địa chỉ IP nguồn và địa chỉ IP đích, port nguồn và port đích .
  • Rule option: thông điệp cảnh báo, phần thông tin để xác định packet nào sẽ bị giữ lại.
  • alert tcp any any -> any any (content:”|00 01 86 a5|”; msg: “mountd access”;)

Rule action

  • Rule action:
·         alert: cảnh báo và ghi lại packet.
·         log: ghi lại packet.
·         pass: bỏ qua packet.
·         active: cảnh báo và gọi thực thi một rule khác.
·         dynamic: ở trạng thái idle cho đến khi được một rule khác được kích hoạt.
·         drop: cho phép iptables bỏ qua packet này và log lại packet bị bỏ qua.
·         reject: cho phép iptables bỏ qua packet này, log lại packet, đồng thời gởi thông báo từ chối đến máy nguồn.
·         sdrop: cho phép iptables bỏ qua packet này nhưng không log lại packet, cũng không thông báo đến máy nguồn.
  • Định nghĩa rule type riêng phù hợp với mục đích:
 ruletype redalert
{
type alert
output alert_syslog: LOG_AUTH LOG_ALERT
output database: log, mysql, user=snort   
dbname=snort host=localhost.
}

Rule option

  • meta-data: cung cấp thông tin về rule nhưng không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến quá trình phát hiện packet.
  • payload: tìm kiếm thông tin trong phần payload của packet.
  • non-payload: tìm kiếm thông tin trong phần non-payload của packet.
post-detection: xảy ra sau khi một rule được kích hoạt.                                


Meta data

  • msg: “<message text>”;
  • reference: <id system>, <id>;
  • sid: <snort rules id>;
  • classtype: <classname>;
  • priority: <priority integer> 

Payload

  • content: [!] “<context string>”;
  • nocase;
  • rawbytes;
  • depth: <number>;
  • offset: <number>;
  • distance: <byte count>;
  • uricontent: [!]<context string>;
  • isdataat: <int>;
  • byte_test: <bytes to convert>, [!] <operator>, <value>, <offset> [,relative] [,endian] [,<number type>, string];
  • byte jump

Non payload

  • ttl: time to live.
  • tos: type of service.
  • dsize: kiểm tra non-payload có lớn hơn một kích thước xác định không.
  • flag: kiểm tra TCP flag bits (F: FIN, S: SYN, R: RST, A: ACK).
  • flow: xác định chiều của kết nối.
  • window: kiểm tra tcp window size.


Post detection

  • logto: kiểm tra log lại sự kiện vào file.
·         logto: “filename”;
  • session: sử dụng để lấy sự kiện từ một TCP session.
·         session: [printable|all];
  • resp, react.

Theo: Võ Đỗ Thắng (Athena)

Oct 24, 2010

Một số đề tài về Linux


Đề tài 1:
-          Tìm hiểu cách ghost HĐH Linux (Dùng G4L), xây dựng hệ thống ghost qua FTP Server.
Đề tài 2:

          - Tìm hiểu cách thay đổi size của các phân vùng (Partitions) trong linux (Dùng gparted và dùng LVM).
Đề tài 3:
          - Cài đặt và cấu hình một hệ thống mail server trên Linux.
Đề tài 4:
          - Cài đặt và cấu hình hệ thống DNS server trên Linux.
Đề tài 5:
          - Cài đặt và cấu hình hệ thống firewall trên Linux.
Đề tài 6:
          - Cài đặt và cấu hình web server trên Linux + MySQL.
Đề tài 7:
          - Cài đặt và cấu hình hệ thồng backup trên linux (có gthể dùng simple backup hay Amanda).
Đề tài 8:
          - Cài đặt và cấu hình file server trên linux (dùng cà SAMBA và NFS).
Đề tài 9:
          - Cài đặt và cấu hình Proxy server (Dùng Squid).
Đề tài 10:
          - Cách Biên dịch Linux Kernel.

Oct 23, 2010

Tài liệu cấu hình Active Directory toàn tập - Phần 1+2



Active Directory toàn tập - Phần 1+2



Active Directory là dịch vụ hệ thống quan trọng bậc 
nhất với vai trò quản lý dữ liệu người dùng, máy tính,
 groups, và các chính sách cũng như rất nhiều thông tin khác. 
Để triển khai hệ thống Active Directory chuẩn, tránh 
các sự cố liên quan là điều cần thiết. Trong loạt bài
 viết về Active Directory này tôi sẽ giới thiệu với các bạn từ cài đặt 1 máy chủ Domain 
Controller cho một Domain tới cài thêm một máy chủ DC khác cho Domain đó. 
Doanh nghiệp phát triển cần phải triển khai các Domain Con, và các
 Domain ngang hàng trong cùng một Forest.
Các phần trong loạt bài viết về Active Directory
1. Cài đặt Active Directory trên Windows Server 2003
2. Backup Active Directory
3. Cài đặt thêm một máy chủ Active Directory vào một Domain đã có
4. Cài đặt Multiple Domain cho một hệ thống.
a. Cài đặt Active Directory trên một Forest mới.
b. Cài đặt Active Directory trên một domain con
5. Đổi tên Domain
6. Chuyển Master của Domain.
Phần I Giới thiệu về Series bài viết
Trong Series bài viết về Active Directory này các bạn sẽ biết cách cài đặt và cấu hình 
lên một hệ thống như dưới đây.
- Trong phần 2 của bài viết tôi sẽ giới thiệu với các bạn làm cách nào để cài 
chuẩn một máy chủ Active Directory, cụ thể ở đây tôi cài Active Directory cho
 domain Vnexperts.net
- Phần 3 của bài viết sẽ giới thiệu về cài đặt thêm máy chủ Domain Controller
 cho domain đã có là Vnexperts.net. Cách Backup và Restore lại Active Directory.
- Phần 4 của bài viết là cài đặt Domain Con trong Domain đã có sẵn là
 mcsa.vnexperts.net và ccna.vnexperts.net
- Phần 5 Cài đặt một Domain mới trong forest đã có từ trước là: vne.vn, join 
máy client vào domain, truy cập vào dữ liệu được share trên Forest.
- Phần 6 Đổi tên Domain
- Khắc phục sự cố khi máy chủ Domain Controller hoạt động với chức năng 
Master của cả Forest bị lỗi, và cách nâng cấp các máy chủ thứ cấp nên thành Master.
Phần II – Cài đặt Active Directory trên Windows Server 2003
1. Cài đặt và cấu hình DNS
Khi cài đặt Active Directory trên Windows Server 2003 theo kinh nghiệm của 
tôi thì các bạn nên cài đặt DNS trước với các thiết lập chuẩn.
- Địa chỉ IP đặt là địa chỉ tĩnh và địa DNS là địa của chính máy mình.
- Tạo Zone trong DNS và thiết lập Dynamic Update cho Zone đó đây là một 
yêu cầu bắt buộc trong để Active Directory có khả năng tự động Update các thiết lập của mình vào trong DNS.
a. Đặt địa chỉ IP cho máy chủ - Static IP và DNS vào DNS của chính máy mình.
Vào card mạng thiết lập địa chỉ IP cho máy chủ với địa chỉ Static là 192.168.100.11,
 DNS cũng là 192.168.100.11.
b. Cài đặt và cấu hình DNS
- Vào Start à chọn Administrative Tools à Manage Your Server
- Trong cửa sổ Manage Your Server chọn phần đầu tiên Add or Remove a Role 
rồi chọn cài đặt DNS nhấn Next và hệ thống sẽ yêu cầu bạn bộ cài Windows Server 2003 
bạn cho đĩa CD hoặc trỏ đường dẫn tới thư mục i386 của bộ cài là OK. Kết thúc cài đặt
- Tạo Zone trong DNS: Vào Start à Administrative Tools à DNS sẽ xuất hiện cửa sổ DNS. 
Trong phần tạo Zone này các bạn sẽ phải tạo dạng Forward Lookup Zone Dạng Primary Zone.
- Chuột phải vào Forward Lookup zone chọn New Zone.
Nhấn Next hệ thống yêu cầu tên Zone cần tạo tôi chọn là vnexperts.net
Sau khi gõ tên đầy đủ của Zone cần tạo ra bạn nhấn Next để thực hiện bước tiếp tục, chọn 
Allow Dynamic Update đây là bắt buộc để khi cài đặt Active Directory sẽ tự động ghi các Record vào DNS
Nhấn Next và kết thúc quá trình tạo Zone mới trong DNS. Công việc của bạn chưa kết thúc, 
bạn vào DNS chọn Zone vừa tạo ra sẽ thấy hai Record là SOA và NS.
- Cần phải chỉnh sửa hai Record này để quá trình cài đặt chuẩn Active Directory, nhấp đúp 
vào SOA Record chỉnh lại bằng cách thêm vào phần đuôi các Record tên Zone vừa tạo ra.
Chỉnh lại NS Record bằng cách tương tự.
Tạo ra một Record để kiểm tra xem hệ thống DNS hoạt động đã chuẩn hay chưa. Ở đây 
tôi tạo ra một Host A record là Server01.vnexperts.net địa chỉ IP là 192.168.100.11.
- Chuột phải vào vnexperts.net Zone chọn Host A record
Kiểm tra hoạt động của DNS bằng cách vào run gõ CMD trong cửa sổ này chọn:
Ping server01.vnexperts.net nếu có reply là ok.
OK hoàn tất quá trình cài đặt và thiết lập DNS chuẩn bị cho việc cài đặt Active Directory.
2. Cài đặt Active Directory trên máy chủ Windows Server 2003
Chúng ta có thể vào cửa sổ Manage Your Server chọn Add or Remove a Role để cài đặt 
Active Directory nhưng cách mọi người hay sử dụng là vào Run gõ dcpromo.
- Vào Run gõ dcpromo sẽ xuất hiện cửa sổ sau
Các bạn nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt Active Directory. Vào cửa sổ giới thiệu 
tương thích với các Windows của Active Directory.
Nhấn Next để tiếp tục, trong cửa sổ này bạn phải lựa chọn giữa hai Options:
- Domain Controller for a New domain: Là thiết lập tạo ra Domain Controller đầu tiên trong Domain
- Additional domain Controller …: là lựa chọn để cài đặt them một máy chủ DC vào cho 
một Domain, với thiết lập Hai hay nhiều DC cho một Domain đáp ứng được khi một
 máy chủ bị sự cố xảy ra thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường. Ở đây bạn 
chọn Option: Domain Controller for a New Domain để cài đặt Máy chủ Domain Controller
 đầu tiên trên Domain.
Sau khi lựa chọn Options trên bạn nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt.
- Trong cửa sổ tiếp theo này có ba Options vô cùng quan trọng để khi bạn cài đặt 
Domain Controller.
- Domain in a new forest: Cài đặt máy chủ Domain Controller đầu tiên trên Forest sẽ
 phải lựa chọn thiết lập này ví dụ ở đây tôi cài cho domain đầu tiên là: vnexperts.net 
phải lựa chọn Options này.
- Child domain in an existing domain tree: Nếu khi tôi đã có domain vnexperts.net mà 
tôi lại muốn cài đặt các domain con bên trong của nó như: mcsa.vnexperts.net, 
hay ccna.vnexperts.net thì tôi phải lựa chọn Options này.
- Domain tree in an existing forest: Nếu tôi muốn tạo một domain khác với tên vne.vn
 cùng trong forest vnexperts.net tôi sẽ phải lựa chọn Options này
- Cả hai options dưới là việc cài đặt Multiple domain sẽ được trình bày ở các bài viết
 sau trong bài viết này tôi trình bày cài đặt máy chủ Domain Controller đầu tiên trong Domain.
Lựa chọn Options đầu tiên rồi nhấn Next tiếp tục quá trình cài đặt, Trong bước này 
hệ thống yêu cầu bạn là: Máy chủ Domain Controller này quản lý Domain tên là gì tôi gõ vnexperts.net
Nhấn Next để tiếp tục, lựa chọn NetBIOS name cho Domain. NetBIOS name chính 
là tên của Domain xuất hiện khi client đăng nhập vào hệ thống. Bạn để mặc định
Nhấn Next bạn cần phải lựa chọn nơi chứa thư mục NTDS cho quá trình Replications 
của hệ thống Domain Controller:
Nhấn Next để tiếp tục, bạn cần phải thiết lập nơi lưu trữ thư mục SYSVOL đây là
 thư mục bắt buộc phải để trong Partition định dạng NTFS, với tác dụng chứa các 
dữ liệu để Replication cho toàn bộ Domain Controller trong Domain. Nếu mặc 
định hệ thống sẽ để tại thư mục %systemroot%\SYSVOL
Nhấn Next để tiếp tục, bước này hệ thống sẽ hiển thị các thong tin về DNS đã được cấu hình 
chuẩn chưa và các thong tin về Domain… thể hiện ở hình dưới đây. Nếu trong bước này 
mà hệ thống báo lỗi bạn cần phải thực hiện lại các bước trong cài đặt và thiết lập DNS.
- Ở đây toàn bộ đã thiết lập chuẩn
Giờ là bước bạn nhấn Next, và lựa chọn Mode cho Domain.
- Domain Function Level có 4 Mode là
- Mix Mode là Active Directory được tạo ra bởi cả Windows NT Server, 
Windows 2000 Server, và Windows 2003 Server. Trong Mode này 
Active Directory không có một số tính năng cao cấp của Windows Server 2000, và
 Windows Server 2003, nhưng bạn sẽ phải buộc cài Mode này khi bạn Joint 
hệ thống windows 2003 mới vào hệ thống Windows NT cũ đang hoạt động.
- Native Mode: Active Directory được tạo trên nền tảng Windows Server 2000 và 
Windows Server 2003 nên có gần như đầy đủ hết các tính năng cao cấp của Active Directory
- Interim Mode: được tạo ra bởi Windows NT và Windows Server 2003 tương tự như Mix Mode
- 2003 Mode: Là mode cao nhất hỗ trợ đầy đủ nhất toàn bộ các tính năng của Windows Server 2003.
- Ở đây trong bước này tôi chọn là mode Native
Nhấn Next để tiếp tục quá trình cài đặt, Hệ thống yêu cầu thiết lập Password trong Restore Mode.
- Khi bạn backup Active Directory là hoàn toàn dễ dàng trong Windows Server 2003 
bởi hệ thống sử dụng cơ chế Shadow Backup, cho phép backup cả những dữ liệu, 
file, service đang hoạt động.
- Nhưng khi bạn Restore lại sẽ là cả vấn đề, Windows không cho can thiệp vào File, 
hay dữ liệu đang được sử dụng, và khi đó bạn phải khởi động hệ thống vào Mode
 mà Active Directory không hoạt động thì mới Restore được. Nội dung này sẽ
 trình bày trong phần sau, Password đặt trong phần này chính là Password để 
đăng nhập vào hệ thống khi Restore lại Active Directory.
Sau đặt Password bạn nhấn Next hệ thống sẽ cho bạn hiển thị toàn bộ thông tin như:
- NetBIOS name ở đây là VNEXPERTS
- Folder chứa dữ liệu của Active Directory là NTDS ở đâu
- Tương tự vậy các folder SYSVOL
- Hệ thống sẽ thông báo là Password đăng nhập vào Domain của User Administrator 
sẽ tương tự như Password đăng nhập của User Administrator trước khi cài Active Directory.
Nhấn Next bắt đầu tiến hành cài đặt Active Directory
Đợi vài phút cho đến khi hệ thống thong báo hoàn thành và yêu cầu khởi động lại là bạn đã hoàn
 tất quá trình cài đặt Active Directory trên máy chủ Windows Server 2003.
Trong Phần tiếp theo tôi sẽ trình bày cách Add them một máy chủ Domain Controller vào
 một Domain đã có sẵn và cách Backup cũng như Restore Active Dicrectory.

Tài liệu cấu hình hệ thống AD-Mail Server - File Server- FW sử dụng Ubuntu Server

http://www.hanelcom.vn/1_Tai%20lieu%20tong%20hop%20cau%20hinh%20he%20thong%20cho%20Hanelcom.rar
http://www.mediafire.com/?jhlwdny4yzo

Oct 21, 2010

Tài liệu cấu hình MySQL và PHPMyAdmin trên Linux

1. Install MySQL

[root@www ~]# yum -y install mysql-server

[root@www ~]# /etc/rc.d/init.d/mysqld start
Initializing MySQL database: Installing all prepared tables
Fill help tables

To start mysqld at boot time you have to copy support-files/mysql.server
to the right place for your system

PLEASE REMEMBER TO SET A PASSWORD FOR THE MySQL root USER !
To do so, start the server, then issue the following commands:
/usr/bin/mysqladmin -u root password 'new-password'
/usr/bin/mysqladmin -u root -h www.server-linux.info password 'new-password'
See the manual for more instructions.

You can start the MySQL daemon with:
cd /usr ; /usr/bin/mysqld_safe &

You can test the MySQL daemon with the benchmarks in the 'sql-bench' directory:
cd sql-bench ; perl run-all-tests

Please report any problems with the /usr/bin/mysqlbug script!

The latest information about MySQL is available on the web at http://www.mysql.com
Support MySQL by buying support/licenses at http://shop.mysql.com
Starting MySQL:     [  OK  ]

[root@www ~]# chkconfig mysqld on
[root@www ~]# mysql -u root# login to MySQL
Welcome to the MySQL monitor. Commands end with ; or g.
Your MySQL connection id is 2 to server version: 5.0.22

Type 'help;' or '\h' for help. Type '\c' to clear the buffer.

# show user info
mysql> select user,host,password from mysql.user;

4 rows in set (0.00 sec)

# set root password
mysql> set password for root@localhost=password('password');
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)

# set root password
mysql> set password for root@'www.server-linux.info'=password('password');
Query OK, 0 rows affected (0.00 sec)

mysql> select user,host,password from mysql.user;

4 rows in set (0.00 sec)

# delete anonymous users
mysql> delete from mysql.user where user='';
Query OK, 2 rows affected (0.00 sec)

mysql> select user,host,password from mysql.user;

2 rows in set (0.00 sec)

mysql> exit# logout
Bye
[root@www ~]# mysql -u root -p# login as root
Enter password:# root password
Welcome to the MySQL monitor. Commands end with ; or g.
Your MySQL connection id is 4 to server version: 5.0.22

Type 'help;' or '\h' for help. Type '\c' to clear the buffer.

mysql> exit
Bye
MySQL
Install MySQLphpmyadmin 

  2. Install phpmyadmin to operate MySQL from Web browser

[1] Install and configure phpmyadmin
[root@www ~]# yum -y install phpmyadmin php-mysql php-mcrypt

[root@www ~]# vi /usr/share/phpmyadmin/config.inc.php

# line 16: set password
$cfg['blowfish_secret'] = 'password';

[root@www ~]# vi /etc/httpd/conf.d/phpmyadmin.conf

# line 8: add IP address you allow
Allow from 127.0.0.1 192.168.0.0/24

# line 11: add alias
Alias /mysql /usr/share/phpmyadmin

[root@www ~]# /etc/rc.d/init.d/httpd reload
Reloading httpd:     [  OK  ]
[2] Access to 'http://(your hostname or IP address)/(alias name you set)/' with web browser, then following screen is shown. Login with a user in MySQL.